12 Tháng Hai, 2020 Những kiến thức cơ bản về nhà gỗ mà bạn nên biết - Cửa Gỗ Nguyễn Gia

Những kiến thức cơ bản về nhà gỗ mà bạn nên biết

Để xây dựng được một ngôi nhà bằng gỗ đẹp nhất thì đòi hỏi người làm cả về kinh nghiệm thiết kế lẫn phong thủy. Chúng tôi biết rằng ngày nay có rất nhiều người có ý định muốn xây dựng nhà bằng gỗ tuy nhiên bạn lại có rất ít thông tin về nhà gỗ. Chính vì thế, Đồ gỗ Nguyễn Gia sẽ chia sẻ đến bạn tất cả những kiến thức cơ về nhà gỗ qua bài viết này nhé.

CÁC KIỂU KIẾN TRÚC TRONG NHÀ GỖ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

  • Nhà hai mái, 2 đầu bít đốc
  • Nhà 4 mái, 2 đầu hồi có 2 mái phụ, mỗi trái nhà có thêm 1 hàng cột quân và có thể có thêm hàng cột hiên
  • Hình thức nhà 8 mái (hay còn gọi là chồng diêm)

CÁC HÌNH THỨC NHÀ GỖ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Theo truyền thống của người Việt thì số gian của nhà được làm theo các số lẻ, cụ thể như sau:

  • Phương đình: Bao gồm 1 gian chính giữa và bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng.
  • Nhà 3 gian truyền thống
  • Nhà 5 gian hay còn gọi 3 gian 2 trái

QUY CÁCH CẤU KIỆN NHÀ GỖ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

1. Cột

Công trình vững chắc được là hoàn toàn dựa vào sức nặng, sức đè nén của cột. Trong nhà gỗ có 3 loại cột đó chính là cột cái, cột quân và cột hiên.

  • Cột cái: Được xác định là cột chính của nhà và các cột quân sẽ có kích thước phụ thuộc vào cột cái. Số lượng cột cái tùy thuộc vào quy mô công trình và thường là chỉ có 1 hàng cột cái và nhiều là 2 hàng.
  • Cột quân: (cột con) Các cột có kích thước nhỏ hơn cột cái và được liên kết với cột cái bằng các xà nách, quá giang.
  • Cột hiên: Là loại cột có chiều cao thấp nhất và đặt bên ngoài hiên phía trước của tam cấp để đỡ phần mái đua phía trước hiên.

Những kiến thức cơ bản về nhà gỗ mà bạn nên biết - Cửa Gỗ Nguyễn Gia

Thiết kế phần mái của nhà gỗ

2. Các loại xà

Xà chính là các thanh giằng theo chiều ngang hoặc chiều dọc của nhà gồm có các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung có nhiệm vụ chính là liên kết các cột với nhau để tạo nên một khung cứng.

  • Xà thượng: Xà nằm gần trên đỉnh của cột cái liên kết các cột cái với nhau
  • Xà hạ: Có vị trí nằm dưới xà thượng phía trên quá giang để liên kết đối với các cột cái.
  • Xà cái: Trong một vài công trình thì phần xà hạ được làm là xà cái với kích thước to hơn tất cả các
  • xà khác và nằm trên quá giang liên kết các cột cái.
  • Xà trung: Xà trung được sử dụng trong trường hợp không dùng xà hạ và xà thượng và được đặt giữa xà thượng và xà hạ. Xà trung cũng có nhiệm vụ liên kết các cột cái và nằm giữa câu đầu và quá giang.
  • Xà nách: Liên kết cột cái với cột quân trong khung nhà.
  • Xà tử thượng: Xà tử hạ là xà liên kết các cột quân và nằm ở phía trên đầu của cột quân
  • Xà tử hạ: Được liên kết giữa các cột quân và có vị trí nằm dưới xà tử hạ.
  • Xà hiên: Liên kết trên đầu các cột hiên
  • Xà ngưỡng: Xà ngưỡng liên kết dưới chân các cột quân và được đặt dưới cửa, đối với xà ngưỡng cửa dùng để đỡ khuôn cửa đi vào.

Những kiến thức cơ bản về nhà gỗ mà bạn nên biết - Cửa Gỗ Nguyễn Gia

3. Kẻ hiên và bẩy

Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: là dầm nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau

  • Kẻ hiên: Được liên kết từ cột quân tới cột hiên đỡ một phần mái đua ra và tựa trên một phần đầu của cột hiên,
  • Bẩy: Là một phần dầm đua ra để đỡ cho phần mái đua ra phía sau nhà hoặc 2 bên nhà và không có cột đỡ một đầu. Đối với các công trình đình làng chùa với 3 mặt hiên thoáng không có cột hiên nên được gọi là bẩy hiên.
  • Kẻ ngồi: Kẻ ngồi được liên kết giữa các cột cái và cột quân trong khung và nằm phía trên quá giang.

4. Hoành và xà thế hoành

Có tác dụng giống như xà và truyền tải toàn bộ trọng lượng của mái xuống các vì:

  • Hoành: là một trong các xà nằm cách đều, dàn trải theo mái để đỡ rui mái và được kê lên vì.
  • Xà thế hoành: Có tác dụng giống các thanh xà và được thay thế vị trí của hoành. Vị trí của xà thế hoành thường nằm trên đỉnh của cột cái, cột quân.

5. Rui

Rui có kích thước khá mỏng với độ dày 10mm và chiều rộng 100mm và chiều dài theo mái trước và mái sau, vị trí rui nằm đè lên các thanh hoành và có khoảng cách thông thường là 100mm hoặc theo kích thước của ngói màn.

6. Mè

Mè là các thanh gỗ có độ dày mỏng 10mm và bản rộng tùy thuộc được đặt song song với các thanh hoành, đè trên rui có tác dụng liên kết và giữ rui. Thường thì vị trí đặt các thanh mè sẽ được giấu ở các thanh hoành để khi nhìn từ trong nhà sẽ không bị lộ các thanh mè. Khoảng cách các thanh mè không giống các thanh hoành mà nằm thưa hơn rất nhiều.

7. Ngói nhà cổ

Đối với nhà cổ có rất nhiều loại ngói trong đó để lợp mái sẽ có ngói mũi, ngói lưu ly, ngói âm dương.

Ngói mũi: Ngói mũi có khá nhiều loại là ngói mũi ta hoặc ngói mũi hài, ngói vẩy rồng và thường được sử dụng trong các công trình đền chùa, dân gian và chủ yếu vẫn là các tỉnh miền bắc.
Ngói lưu ly: Ngói lưu ly thường được sử dụng để lợp ngói trong các đình chùa và chúng ta sẽ bắt gặp nhiều nhất là các tỉnh miền nam.
Ngói âm dương: Cũng giống như ngói lưu ly và ngói âm dương này được phân phối chủ yếu vẫn là tại Bát Tràng. Các lợp chủ yếu vẫn là viên úp viên ngửa.

8. Nóc

Cái nóc chạy dọc theo nhà và có kích thước khá to để đỡ được các phần giao giữa hai mái. Tại cái nóc sẽ được đục chạm trang trí và chủ yếu vẫn là ghi ngày tháng năm làm nhà.

9. Đấu vòi

Có vị trí nằm dưới cái nóc và trên con lợn (rường bụng lợn)

10. Dép thượng lương:

Có tác dụng để kê hay chèn giữa vì và cái nóc, trong một vài trường hợp khi lên khung nhà không khớp thì có thể sử dụng dép để kê cho khít.

11. Dép hoành

Tương tự như dép thượng lương để kê giữa các thanh hoành với ván dong, rường…

12. Con lợn

Hay được gọi là rường bụng lợn là con rường nằm trên cùng và trên đầu của cột trốn và có nhiệm vũ đỡ cái nóc.

13. Ván lá đề

Được giới hạn giữa rường bụng lợn, 2 cột trốn và câu đầu. Ván lá đề thường được trang trí bằng các hoa văn hay chữ Thọ, chữ Phúc… Ván lá đề thường chỉ có trong các kiểu vì như kẻ truyền, chồng rường, quang đèn.

14. Con rường

Con rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.

Trên đây là một số các kiến thức cơ bản về nhà gỗ mà bạn nên biết. Hi vọng, chia sẻ trên sẽ giúp ích cho việc xây dựng nhà bằng gỗ của bạn. Ngoài ra, các bạn có thể liên hệ Đồ Gỗ Nguyễn Gia để được tư vẫn và thi công nhà gỗ đẹp, chất lượng nhất. Hotline: 0912522886 – 0974827862

Call Now Button